Thương nhân Người_châu_Âu_ở_Trung_Quốc_thời_Trung_Cổ

Ảnh trái: Niccolò và Maffeo Polo rời Constantinopolis để đến phương Đông vào năm 1259, theo phiên bản chép tay có hình minh họa của Marco Polo du ký xuất bản vào thế kỷ 15
Ảnh phải: Một lư hương gốm sứ Trung Quốc được tráng men tam thái vào thời Nhà Nguyên
Hình vẽ khắc trên đá của Trung Quốc thể hiện Thập giá Cảnh giáo lấy từ một tu viện ở quận Phòng Sơn thuộc Bắc Kinh (xưa được gọi là Đại Đô hoặc Khanbaliq) thời Nhà Nguyên

Theo cuốn sách Kitāb al-Masālik wa-l-Mamālik (thế kỷ 9) của Ibn Khordadbeh thì Trung Quốc là điểm đến của những người Do Thái Radhani muốn mua bé trai, phụ nữ làm nô lệ và hoạn quan từ thương nhân châu Âu.[47] Vào thời Tống cũng có một cộng đồng người Do Thái sống ở Khai Phong.[48] Trong thế kỷ 12, du hành giả người Do Thái Benjamín de Tudela (sinh ra ở Navarre) cũng ghi lại những miêu tả sống động về châu Âu, châu Á và châu Phi trước Marco Polo cả trăm năm trong cuốn Masa'ot Binyamin.[49]

Marco Polo là thương gia sinh ra vào thế kỷ 13 ở Cộng hòa Venezia. Trong cuốn Marco Polo du ký, ông mô tả chuyến du hành của mình đến Trung Quốc thời Nhà Nguyên và triều đình hoàng đế Mông Cổ Hốt Tất Liệt, cùng với đó là hành trình từ trước của cha và chú ruột (Niccolò Polo và Maffeo Polo). Ghi chép này bắt nguồn từ câu chuyện mà Polo kể cho bạn tù Rustichello da Pisa nghe vào khoảng năm 1298, năm mà họ ở chung buồng giam tại Genova sau khi bị bắt trong trận Curzola.[50][51] Trên chuyến trở về Ba Tư từ Trung Quốc (khởi hành từ Cảng Tuyền Châu vào năm 1291), Marco Polo nói rằng ông từng tháp tùng công chúa Mông Cổ Khoát Khoát Chân trong cuộc hôn nhân sắp đặt giữa bà với A Lỗ Hồn, người cai trị của Hãn quốc Y Nhi. Tuy nhiên, cuối cùng bà lại kết hôn với con trai A Lỗ Hồn là Hợp Tán thay vào đó vì người cha qua đời đột ngột.[52] Mặc dù Polo hoàn toàn không có sự hiện diện nhưng câu chuyện của ông sau này vẫn được nhà sử học Ba Tư Rashid al-Din Hamadani chứng thực trong quyển Jami' al-tawarikh.[53]

Marco Polo diễn tả chính xác đặc điểm địa lý ở những địa danh Trung Quốc như Đại Vận Hà.[54] Việc ông mô tả chi tiết và chính xác về nghề làm muối chứng tỏ ông thực sự từng ở Trung Quốc.[55] Marco thuật lại những giếng muối và những ngọn đồi có thể khai thác muối, khả năng cao là ở Vân Nam. Ông còn báo cáo rằng tại dãy núi này, "những kẻ thảo khấu... sử dụng muối [làm tiền tệ] thay vì dùng tiền giấy của Hãn... Chúng chưng cất muối và đúc thành khối..."[56] Polo cũng nhận xét cách mà người Trung Quốc đốt hình nộm bằng giấy có dáng nô tỳ nam và nô tỳ nữ, lạc đà, ngựa, bộ trang phục và áo giáp khi hỏa táng người chết trong nghi thức tang lễ.[57]

Khi đến thăm Trấn GiangGiang Tô, Marco Polo đề cập đến những nhà thờ Kitô giáo được xây dựng ở đó.[58] Một văn bản Trung Quốc vào thế kỷ 14 đã chứng thực cho tuyên bố của ông khi giải thích cách mà Mar-Sargis, một người Sogdiana đến từ Samarkand thành lập 6 nhà thờ Cảnh giáo tại nơi mà Polo tới, đồng thời xây dựng một nhà thờ ở Hàng Châu trong nửa sau thế kỷ 13.[58] Cảnh giáo đã từng tồn tại ở Trung Quốc thời Nhà Đường (618 – 907) khi một tu sĩ Ba Tư tên Alopen (tiếng Trung: 阿羅本 A La Bổn) đến kinh đô Trường An để kêu gọi cải đạo vào năm 653. Điều này được mô tả trong bản khắc song ngữ tiếng Trung và tiếng Syriac ở Trường An (nay là Tây An), có niên đại vào năm 781.[59]

Vào khoảng năm 1340, một thương nhân đến từ FirenzeFrancesco di Balduccio đã biên soạn cuốn sách hướng dẫn về giao thương ở Trung Quốc.[60] Ghi chép của ông đề cập đến quy mô của Khanbaliq (tức Bắc Kinh ngày nay) và cách các thương gia đổi bạc lấy tiền giấy để mua xa xỉ phẩm như lụa.[61] Soạn giả người Anh thế kỷ 14 John Mandeville tuyên bố là từng sống ở Trung Quốc và thậm chí còn có thời gian phục vụ cho triều đình Mông Cổ.[62] Tuy nhiên, một số phần trong ghi chép của John bị các học giả hiện đại cho là không chính xác. Vài người còn phỏng đoán rằng ông chỉ đơn giản là bịa ra những câu chuyện dựa trên tài liệu viết về Trung Quốc của các tác giả khác như Odorico Mattiussi.[63] Marco Polo có đề cập đến sự hiện diện đông đúc của người Ý gốc Genova tại Tabriz (nay thuộc Iran), một thành phố mà ông trở về từ Trung Quốc thông qua eo biển Hormuz vào năm 1293 – 1294.[64] Tu sĩ dòng Phan Sinh người Ý Giovanni da Montecorvino thì bắt đầu hành trình ngược lại vào năm 1291. Ông khởi hành từ Tabriz đến Ormus, rồi từ đó dong buồm đến Trung Quốc cùng với thương gia đồng hương Pietro de Lucalongo.[65] Trong khi Montecorvino trở thành giám mục ở Khanbaliq (Bắc Kinh) thì người bạn Lucalongo của ông vẫn tiếp tục làm thương gia ở đó. Lucalongo thậm chí còn quyên góp một số tiền lớn để duy trì Giáo hội Công giáo ở địa phương.[65]

Nội dung bức thư của Giáo hoàng Innocent IV "gửi cho người cai trị và người dân Tatar", được Giovanni da Pian del Carpine chuyển tới Quý Do vào năm 1245Con dấu của Quý Do sử dụng chữ Mông Cổ được tìm thấy trong một bức thư gửi cho Giáo hoàng La Mã Innocent IV vào năm 1246.Thư của người cai trị Hãn quốc Y Nhi A Lỗ Hồn gửi cho Giáo hoàng Nicholas IV vào năm 1290Con dấu của Hợp Tán trong bức thư gửi cho Giáo hoàng Boniface VIII vào năm 1302

André de Pérouse có đề cập đến khu kiều dân nhỏ của người Genova ở Zaytun (tức Tuyền Châu) vào năm 1326. Cư dân Ý nổi tiếng nhất của thành phố là Andalò da Savignone, ông được Hãn gửi đến phương Tây vào năm 1336 "để lấy "100 con ngựa và các kho báu khác." Sau chuyến thăm của Savignone, một đại sứ được cử đến Trung Quốc với một con tuấn mã mà sau này trở thành cảm hứng cho thơ cahội họa Trung Quốc.[66]

Trong những người Venezia khác có một người đã chuyển thư từ Giovanni da Montecorvino đến phương Tây vào năm 1305. Năm 1339, một người Venezia tên Giovanni Loredano được ghi nhận là đã từ Trung Quốc trở về Venezia. Ở Dương Châu cũng phát hiện ra một bia mộ ghi là Catherine de Villioni, con gái của Dominici, qua đời vào năm 1342.[66]

Nguyên sử (chương 134) có ghi chép về một người tên là Ai-sie (phiên âm của Joshua hoặc Joseph) đến từ Fu lin (tức Đông La Mã). Ông từng phục vụ cho Khã hãn Quý Do trong khoảng thời gian đầu. Vì thông thạo ngôn ngữ phương Tây, lại có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực y học và thiên văn học nên Hốt Tất Liệt đề nghị Ai-sie làm công việc quản lý ban y tế và thiên văn. Hốt Tất Liệt cuối cùng phong cho Ai-sie danh hiệu Hoàng tử Fu lin (tiếng Trung: 拂菻王 Phất Ma vương). Nguyên sử còn liệt kê tên con cái của Ai-sie theo phiên âm Trung Quốc, có thể bắt nguồn từ tên thánh bao gồm Elias (Ye-li-ah), Luke (Lu-ko) và Antony (An-tun), cùng với một cô con gái tên là A-na-si-sz.[67]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_châu_Âu_ở_Trung_Quốc_thời_Trung_Cổ http://www.startribune.com/entertainment/art/79576... http://www.fordham.edu/halsall/eastasia/romchin1.h... http://nrs.harvard.edu/urn-3:hlnc.essay:YangJ.Hell... http://depts.washington.edu/uwch/silkroad/texts/we... http://www.christusrex.org/www1/ofm/fra/FRAht04.ht... http://www.doaks.org/publications/doaks_online_pub... //doi.org/10.1017%2F9781316335567.004 http://www.fides.org/en/news/25844-ASIA_CHINA_Fran... http://www.newadvent.org/cathen/03669a.htm //www.worldcat.org/issn/0307-1235